Ai cũng biết hàng hóa làm từ lụa tơ tằm là thứ đẹp đẽ, sang trọng, và có phần đắt đỏ. Nhưng để biết là nó đắt như thế nào và nguyên nhân tại sao lại có mức giá như vậy thì nhiều người chắc không biết. Để làm rõ hơn giá trị của lụa tơ tằm thì trong bài viết này tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Lụa tơ tằm giá bao nhiêu?”. Để bạn phần nào đó hiểu rõ hơn về lụa cũng như tính chất, giá trị to lớn của một mảnh lụa không chỉ ở trên phương diện kinh tế mà còn cả trên phương diện văn hóa, lịch sử, chính trị,…
Table of Contents
Lụa Tơ Tằm Là Gì?
Lụa tơ tằm là một loại vải mịn, mỏng và chắc chắn được dệt bằng tơ tằm thành lụa theo cách dệt thủ công. Đây là một nghề truyền thống của Việt Nam. Lụa tơ tằm trước đây đã từng là một loại hàng hóa đắt tiền chỉ dành riêng cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội.
Hình ảnh: Lụa được dệt thủ công theo cách truyền thống
Đặc Điểm Lụa Tơ Tằm
Nhìn chung mà nói các loại vải lụa được dệt từ tơ tằm đều có những đặc điểm chung là:
- Đặc tính vật lý của Lụa tơ tằm: Mặt cắt ngang của sợi tơ tằm có hình tam giác , với các góc tròn nên ánh sáng có thể chiếu vào ở nhiều góc độ khác nhau làm cho vải tơ tằm có vẻ óng ánh đặc trưng. Khi cầm tấm lụa tơ tằm để cảm nhận có thể thấy được vẻ mịn màng, mát tay đặc trưng của Lụa hoàn toàn không giống như các loại vải dệt từ sợi nhân tạo.
- Đặc tính cơ học của lụa tơ tằm: Tơ lụa là một trong những sợi tự nhiên chắc chắn nhất , nhưng khi bị ướt độ chắc giảm 20%. Nó có độ co giãn trung bình, hoặc kém. Sợi tơ bị co lại 10% sau khi giặt lần đầu. Vì vậy người ta thường giặt lụa trước khi cắt may để đảm bảo kích thước vải chuẩn nhất với sản phẩm.
- Đặc tính hóa học của Lụa tơ tằm: Độ dẫn nhiệt và dẫn điện kém, nên thích hợp cho thời tiết lạnh, tuy nhiên dễ bị dính vào da. Tơ lụa không còn bền khi phơi nhiều dưới ánh nắng mặt trời, và cũng bị sâu bọ cắn đặc biệt khi bị dơ bẩn. Lụa có thể sẽ bị ố vàng bởi mồ hôi người.
Giá Trị Của Lụa Tơ Tằm
Giá Trị Lịch Sử
Nghề dệt lụa tơ tằm bắt đầu từ khi người ta nhận ra sợi tơ tằm có độ chắc chắn, mềm mại, óng ánh đặc biệt. Đầu tiên nhất là ở Trung Quốc, có thể là từ rất sớm vào khoảng năm 6000 trước công nguyên nhưng chắc chắn là khoảng năm 3000 trước công nguyên là đã có. Bởi vẻ đẹp óng ánh và độ bền của nó nên lụa nhanh chóng trở thành một thứ hàng cao cấp ở những nơi mà thương nhân người Hoa đặt chân tới. Chính vì vậy, các vị vua Trung Hoa đã cố gắng giữ bí mật nghề nuôi tằm nhằm giữ thế độc quyền cho người Trung Hoa. Tuy nhiên người Triều Tiên đã học được nghề này vào khoảng năm 200 trước công nguyên, sau đó là người Khotan cổ vào khoảng nửa đầu thế kỷ 1 công nguyên và người Ấn Độ khoảng năm 300 công nguyên.
Riêng tại Việt Nam, lụa tơ tằm còn được coi là một trong những bản sắc văn hóa lâu đời. Theo thần tích làng Cổ Đô, huyện Ba Vì thì nghề chăn tằm, ươm tơ đã có từ thời vua Hùng Vương thứ 6 do công chúa Thiều Hoa khởi nghiệp. Nêu theo đó dân làng theo nghề dệt lụa thờ Thiều Hoa làm tổ nghề dệt lụa.
Hình ảnh: Dệt lụa xưa
Nhờ công chúa Thiều Hoa lụa tơ tằm được truyền bá rộng rãi khắp các vùng từ đồng bằng màu mỡ đến núi đồi cao nguyên Việt Nam hợp thành những làng nghề truyền thống với bề dày lên đến mấy trăm năm tuổi. Mang đến cho dân tộc ta một giá trị lịch sử vô cùng to lớn – đó là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu nghề truyền thống được ông cha truyền lại cho con cháu và duy trì tới ngày nay. Trở thành tinh hoa văn hóa dân tộc đề chúng ta ghi nhớ và tự hào về lịch sử.
Giá Trị Văn Hóa
Nói tới giá trị văn hóa cũng là nói tới những biểu tượng cho cái chân – thiện – mỹ gắn liền với dân tộc giai cấp và nhân loại, cho nên, giá trị văn hóa cũng mang tính phổ biến. Nói tới đây ta không thể không nhắc tới giá trị văn hóa của lụa.
Giá trị văn hóa lụa là những giá trị được hình thành trong quá trình vận động của các cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội xưa để vươn tới thỏa mãn nhu cầu mặc của mình. Do vậy, nói tới giá trị văn hóa lụa là nói tới thành tựu khám phá và phát triển nghề cho tới tận ngày nay.
Không biết từ khi nào lụa tơ tằm đã đi vào tiềm thức của mỗi chúng ta và được biết đến như là một nét đặc trưng của văn hóa Việt trong mắt người Việt cũng như bạn bè quốc tế thông qua hình ảnh tà áo dài tung bay hay tấm khăn lụa mềm mại, điệu đà…
Hình ảnh: Áo dài lụa tơ tằm truyền thống Việt Nam duyên dáng, nhẹ nhàng
Khi ta bắt gặp bất kỳ hình ảnh lụa nào thì trong tâm thức ta sẽ lập tức liên tưởng đến nó là một chút gì đó cổ xưa, một chút nhẹ nhàng, quý phái, sang trọng nhưng rất truyền thống.
Giá Trị Kinh Tế
Lụa tơ tằm là nguyên liệu quý có giá trị cao không chỉ trên thị trường Thế giới mà cả ở Việt Nam nơi được coi là có nghề dệt lụa truyền thống, lụa được dùng để sản xuất ra các sản phẩm thời trang rất được ưa chuộng. Với vẻ đẹp mềm mại, nhẹ nhàng, sang trọng của mình lụa tơ tằm đặc biệt thích hợp với phụ nữ. Tuy vậy, lụa tơ tằm cũng mang lại vẻ lịch lãm, sang trọng không kém cho phái mạnh thông qua các mẫu thiết kế như vest lụa, cà vạt lụa tơ tằm, áo dài nam lụa tơ tằm,…
Ngay từ thời xa xưa tơ lụa đã được đánh giá là một trong những loại hàng hóa sang trọng nổi bật bậc nhất chỉ dành cho Vua chúa, quý tộc và rất được các nước phương Tây ưa chuộng.
Theo thông tin của trang Fact and Details, để làm ra 1kg tơ thô cần tới hơn 5000 kén tằm, tương đương với khoảng 8kg kén. Giá 1 kg kén tằm năm 2019 dao động từ 130.000 – 170.000 đ/kg.
Để làm ra một tấm vải lụa tốt nặng khoảng 0,5kg thì cần từ có từ 2000 đến 3000 kén tằm để sản xuất ra được một chiếc khăn lụa tơ tằm mỏng cần 600 kén và 900 kén cho 1 chiếc áo lụa tơ tằm mỏng. Một bộ trang phục áo dài truyền thống thì cần tới hơn 3000 kén.
Hình ảnh: Khăn vải lụa tơ tằm cao cấp cần khoảng 600 kén để hoàn thành
Trước đây lụa tơ tằm hiếm, đắt đỏ không phải ai cũng dám mặc. Ngày nay khi công nghệ phát triển lụa tơ tằm trở nên phổ biến hơn nhưng độ “hot” của nó vẫn không hề giảm vẫn là một mặt hàng cao cấp, sang trọng phải tốn 1 chi phí kha khá để được sở hữu chúng. Chính vì thế, để có thể mua được các sản phẩm chất lượng thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng xem giá lụa tơ tằm thực là bao nhiêu, địa chỉ nào cung cấp sản phẩm uy tín,…
Giá Trị Chính Trị – Lụa Tơ Tằm Được Ví Như Sứ Giả Ngoại Giao
Lụa tơ tằm truyền thống xứng đáng được tôn vinh là sứ giả ngoại giao của Việt Nam – một hình ảnh chắc chắn, mềm mại tự nhiên biểu trưng cho mối quan hệ bền chặt tốt đẹp giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.
Điển hình như trong Tuần lễ thời trang thu đông 2018 diễn ra tại vườn hoa Diên Hồng – Hà Nội, Đại sứ quán Italia đã lựa chọn thời trang Lụa là cầu nối tình hữu nghị bền chặt giữa 2 nước.
Hình ảnh: Trang phục trình diễn trong tuần lễ thời trang Thu Đông 2018
Tuần lễ thời trang là một cuộc gặp gỡ kết nối tuyệt vời giữa lụa Italia với lụa Việt Nam đồng thời cũng là kết nối tình hữu nghị giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Hay trong Hội chợ quốc tế lụa Ấn Độ lần thứ 6 diễn ra vào tháng 10/2018, Việt Nam là một trong số những quốc gia được mời tham gia. Đây là một cơ hội tốt để Việt Nam có cơ hội gặp gỡ, giao thương gặp gỡ ngoại giao với các nước khác nhằm học hỏi kinh nghiệm, mở rộng ngoại giao phát triển thị trường tơ lụa. Đồng thời đây cũng là cơ hội tốt để quảng bá sản phẩm nước nhà với bạn bè quốc tế.
Hình ảnh: Việt Nam trong hội chợ lụa quốc tế Ấn Độ lần thứ 6 (tháng 10/2018)
Tặng quà trong ngoại giao, từ khi nào đã trở thành một nét văn hóa toàn cầu. Quà là sự kết tinh của một mối quan hệ, thay cho bao điều muốn nói, thể hiện tấm lòng cũng như văn hóa, thái độ của người tặng. Với người Việt Nam thì lụa là một lựa chọn để kéo dài những giây phút đẹp đẽ bởi lụa nhẹ nhàng, chắc chắn, lụa bóng bẩy, kiêu sa tượng trưng cho mối quan hệ lâu dài tốt đẹp.
Hình ảnh: Cà vạt thêu tay quốc kỳ, tên, chức vụ thủ tướng Pháp của thương hiệu lụa cao cấp Nhasilk
Quà tặng ngoại giao ý nghĩa không nhất thiết phải cầu kỳ và đắt tiền mà quan trọng hơn hết, người tặng phải đủ tinh tế để hiểu người nhận. Món quà vừa phải hợp với lòng người nhận, vừa thể hiện lòng người tặng.