Trong thế giới thiên nhiên, việc ngủ theo mùa xuất hiện ở rất nhiều loài động vật khác nhau. Đó chính là cách để các loài động vật đấy thích ứng với nhiệt độ cực hạn, bao gồm hai loại là ngủ đông và ngủ hè. Vậy hải sâm có ngủ hè không, tại sao ngủ hè mà không phải là ngủ đông? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho nghi vấn trên nhé.
Table of Contents
Tìm hiểu về hải sâm
Hải sâm là nguồn thực phẩm và dược liệu khá quen thuộc. Ngoài các tên hải sâm, dược liệu này còn được gọi là đỉa biển, sâm biển, dưa chuột biển, hải thử, nhâm sâm biển cả…
Đặc điểm của hải sâm
Hải sâm có một lớp thịt dày được cấu tạo theo dạng hình ống. Ở lớp bên ngoài, chúng có rất nhiều các u bướu sần sùi. Và không có đầu đuôi để phân biệt cơ thể, chỉ có một lỗ nhỏ ở giữa được xem là miệng, quanh miệng sẽ là nhiều tua nhỏ, có chức năng nhằm để nắm bắt thức ăn.
Loài này thường sống ẩn dật vào trong bùn ở các đảo san hô, bờ đá, đá ngầm cát bùn. Nguồn thực phẩm chính của chúng là các sinh vật nhỏ dưới đáy biển như tảo, vụn hữu cơ, trùng có lỗ, các loại ốc và trùng phóng xạ.
Hải sâm tốt cho sức khỏe
Không chỉ được xem là thực phẩm để chế biến những món ăn thơm ngon, sâm biển còn được ứng dụng rất nhiều trong y học hiện đại, được xem như là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Những tác dụng hiệu quả của hải sâm đã được ghi nhận, kiểm chứng thực tế và xác thực thông tin bằng những nghiên cứu khoa học hiện đại.
- Trong Đông y: Hải sâm có vị mặn và đặc tính ấm nên sử dụng dược liệu sẽ có tác dụng dưỡng huyết, bổ thận. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tinh huyết hư tổn, liệt dương, di tinh, táo báo, thiếu máu và tiểu tiện về đêm nhiều lần.
- Trong Tây y: Nghiên cứu khoa học về y học đã công nhận sâm biển có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và đa dạng. Chúng chứa hàm lượng protein cao gấp 5 lần so với thịt nạc và 3,5 lần so với thịt bò.
Nhờ những thành phần bổ dưỡng, hải sâm được tin dùng để ức chế các tế bào ung thư, hỗ trợ tăng cường sinh lực ở nam giới, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường hoạt động của hệ thần kinh…
Hải sâm có ngủ hè không?
Là nguồn dược liệu vô cùng bổ dưỡng với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, hải sâm luôn được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Một trong số đó cũng là câu hỏi Hải sâm có ngủ hè không?
Đáp án của câu hỏi trên là có. Thức ăn chính của hải sâm là các loài sinh vật nhỏ ở dưới đáy biển. Nếu mọi người chưa biết thì các sinh vật dưới đáy biển cũng đều có sự thay đổi tùy thuộc theo biến đổi của nhiệt độ nước biển.
Vào ban ngày, do được những tia nắng và ánh sáng soi rọi nên nước biển ấm, các loài sinh vật nhỏ sẽ trồi lên trên, trôi nổi trên mặt nước. Ngược lại, khi trời tối, ban đêm nhiệt độ xuống thấp, nước biển theo đó mà trở nên lạnh, đó cũng là lúc chúng sẽ quay trở lại về dưới đáy biển.
Hiện tượng ngày nổi đêm chìm chính là thói quen sinh sống của các loài sinh vật nhỏ này. Đặc biệt khi vào mùa hạ nóng bức, tầng trên của mặt nước biển bị Mặt Trời chiếu sáng với cường độ mạnh hơn những mùa khác, nhiệt độ sẽ trở nên tương đối cao hơn. Vì vậy, các sinh vật nhỏ đều sẽ trồi từ dưới đáy biển lên mặt nước.
Còn với hải sâm, do rất mẫn cảm đối với sự thay đổi nhiệt độ, khi nhiệt độ trong nước vượt quá 20 độ C thì chúng sẽ tự nhiên dần dần di chuyển xuống sâu hơn dưới đáy biển.
Do nơi ở ban đầu đã trở nên thiếu thốn nguồn thức ăn, hải sâm dường như không còn gì ăn được nữa nên đành phải rời đi và rơi vào trạng thái ngủ hè. Đây chính là thói quen sinh sống của sinh vật được tạo ra để thích ứng với môi trường sống.
Hình thức ngủ theo mùa ở động vật
Ngủ theo mùa là gì?
Ngủ theo mùa là thời điểm trạng thái hoạt động sống của động vật diễn ra yếu nhất. Trong thời gian đi vào trạng thái ngủ theo mùa, các con vật đều dừng tất cả các hoạt động sống lại, không tìm mồi và ăn uống gì cả. Chúng chỉ ngủ liên miên, nhiệt độ của cơ thể có sự suy giảm đáng kể và hô hấp cũng trở nên rất yếu ớt.
Chuẩn bị trước cho kì ngủ dài hạn của bản thân, những loài động vật này đều đã tích cực nạp thức ăn, dự trữ thật nhiều mỡ cho cơ thể. Sau khi tỉnh dậy, chúng sẽ lại lập tức lao đi săn mồi, tìm thức ăn để bổ sung lại các dưỡng chất cho mình sau một khoảng thời gian không vận động.
Các loài động vật ngủ đông
Hiện tượng ngủ đông có vẻ sẽ là khái niệm quen thuộc hơn với mọi người. Vì đa số các loài động vật trong tự nhiên khi có thói quen sống ngủ theo mùa thì đều sẽ là ngủ đông.
Ngủ đông là một dạng thích ứng môi trường của động vật khi gặp phải nhiệt độ thấp hơn mức chịu đựng của bản thân nó. Sở dĩ chúng phải buộc ngủ đông là do nguồn thức ăn cạn kiệt, quá ít và các điều kiện môi trường trong khu vực sinh sống cũng trở nên khắc nghiệt, không đảm bảo cho sự sống của chúng.
Mỗi khi mùa đông đến, loài gấu thích vùi mình trong ngủ đông để tránh rét, chuột hoang và rái cá cạn phải ăn tạm phần màu xanh của thực vật. Loài nhím chủ yếu cũng chỉ có thể sống dựa vào sâu bọ. Thậm chí, loài gấu chó cũng đành ăn thực vật để duy trì được sự sống. Ngoài ra, ếch nhái, rắn, dơi, nhím, rùa cạn cũng đều có hiện tượng ngủ đông.
Hiện tượng ngủ hè ở các loài động vật
Ngược lại với hiện tượng ngủ đông, hiện tượng ngủ hè là dạng thích ứng của những loài động vật với điều kiện thời tiết khô hạn, nóng bức, nhiệt độ thấp hơn mức chịu đựng và làm hạn chế nguồn thức ăn của chúng.
Hải sâm có ngủ hè như đã được giải thích bên trên. Thì ngoài ra, các loài thằn lằn, cá trắm cỏ cũng thực hiện thói quen sinh sống là ngủ hè như vậy.
Sức chịu đựng của mỗi loài động vật khác nhau đối với nhiệt độ môi trường quá cao hay quá thấp cũng đều có những giới hạn nhất định. Nhiệt độ quá cao có nhiều tai hại cho sức khỏe của chúng. Và nhiệt độ quá thấp cũng có thể khiến động vật chết đi. Nguyên nhân là do cơ cấu cơ thể khi bị đông cứng, đóng băng sẽ dẫn đến kết cấu của các tế bào bị phá vỡ, chức năng thay thế từ đó cũng bị ngừng trệ, và cuối cùng là mất đi các chức năng sống.
Đó là những thông tin về hải sâm cũng như đáp án cho câu hỏi “hải sâm có ngủ hè không?”. Qua bài viết, hy vọng bạn đã hiểu hơn về loại dược liệu bổ dưỡng này và có thể tận dụng những công dụng đó vào đời sống sức khỏe của bản thân và gia đình.