Là người dân Việt Nam, chắc hẳn các bạn đều đã từng được nghe đến cờ 3 sọc. Thế nhưng câu hỏi “cờ 3 sọc là gì” vẫn là thắc mắc của nhiều người. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu và lý giải các ý nghĩa của lá cờ này nhé.
Table of Contents
Cờ 3 sọc là gì?
Cờ 3 sọc nói chính xác, đầy đủ hơn là lá cờ màu vàng ba sọc đỏ từng là quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1949 đến năm 1955 và cũng là của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1975.
Lá cờ nền vàng với ba sọc đỏ ở chính giữa lần đầu tiên được xuất hiện là khi Quốc gia Việt Nam được thành lập.
Cờ 3 sọc và những thông tin xung quanh
Lịch sử ra đời của cờ 3 sọc
Trước ngày quân đội Nhật lật đổ chính quyền thuộc Pháp ở ba nước Đông Dương vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, Việt Nam dường như chưa hề có quốc kỳ và quốc ca nào.
Ngày 17/4/1945, chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập, lá cờ Quẻ Le (lá cờ có sọc vàng ở giữa đứt đoạn làm hai) được mọi người chấp nhận như quốc kỳ của Việt Nam. Có thể xem đây là lá cờ quốc gia đầu tiên của Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế thì lá cờ này thời đó chỉ đại diện cho quần chúng nhân dân Việt Nam ở hai miền là miền Bắc và miền Trung mà thôi. Vì lúc này, nhà cầm quyền quân sự của Nhật vẫn chưa chịu trả lại Nam Kỳ cho triều đình Huế.
Mãi tới ngày 14 tháng 8 năm 1945, lá cờ Quẻ Ly mới thực sự trở thành đại diện cho cả đất nước Việt Nam trên cả ba miền Bắc, Trung Nam.
Nhưng thời gian tồn tại của lá quốc kỳ đầu tiên này lại vô cùng ngắn ngủi. Chỉ 5 ngày sau, tức vào ngày 19 tháng 8 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đã bị Việt Minh giành lại Chính quyền và quốc kỳ được thay thế bằng là cờ đỏ sao vàng là cờ đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau khi giành được chính quyền, ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hồ Chí Minh ký Hiệp định sơ bộ Pháp – Việt với đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp. Ông mở ra cuộc chiến chống Pháp để giành chính nghĩa và đến ngày 19 tháng 12 năm 1946, cuộc chiến tranh Việt – Pháp bùng nổ.
Pháp chiếm hầu hết các thành phố ở cả ba miền Bắc Trung Nam, Việt Minh phải rút ra hậu phương để kháng chiến. Và sau hơn hai năm chiến đấu, người Pháp nhận thấy không thể giành chiến thắng nên đã liên lạc với Hoàng Đế Bảo Đại để trao trả quyền độc lập cho Việt Nam nhưng vẫn phải nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
Ngày 2 tháng 6 năm 1948, Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam ra đời do Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chủ tọa đã chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ.
Cờ 3 sọc hiện tại như thế nào?
Với sự đầu hàng của Việt Nam Cộng hòa trước Chỉnh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, lá cờ 3 sọc hiện nay đã không còn đại diện cho bất kỳ chính thể nào cả. Lá cờ không được bất cứ quốc gia nào trên thế giới, cũng như không được Liên Hợp Quốc công nhận.
Tuy nhiên, trong nhiều hoạt động chính trị – xã hội của những cựu quan chức thời Việt Nam Cộng hòa vẫn sử dụng hình ảnh cờ 3 sọc. Họ từng phạt động các Chiến dịch Cờ Vàng là phong trào vận động nhằm đưa là cờ vàng ba sọc đỏ trở thành lá cờ đại diện cho cộng động người Việt ở nước ngoài (Mỹ, Canada, Australia).
Dù luôn bị phản đối với rất nhiều sự đấu tranh, hiện chính quyền ở một số thành phố và tiểu bang của Mỹ đã gọi cờ 3 sọc là “lá cờ tự do và di sản” dành cho những người gốc Việt sinh sống tại các địa phương đó.
Tại Việt Nam, dường như cờ vàng ba sọc đỏ đã hoàn toàn bị cấm trên lãnh thổ đất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, vài trường hợp thì người ta có sử dụng lá cờ này cho mục đích đóng phim chiến tranh. Những bộ phim nói về cuộc chiến tại miền Nam trước năm 1975.
Ý nghĩa của cờ 3 sọc là gì?
Ý nghĩa của lá cờ 3 sọc ban đầu khi ra đời được giải thích như sau:
- Màu vàng là màu truyền thống của đế vương Việt Nam từ xưa, cũng là màu tượng trưng cho đất nước.
- Màu đỏ là màu tượng trưng của thịnh vượng, thành công.
- Ba sọc đỏ tượng trưng cho ba miền: miền Bắc – Trung – Nam thống nhất dưới một chính thể quốc gia.
Trong suốt gần 30 năm, giai đoạn từ năm 1948 đến năm 1975, dân chúng Việt Nam cũng như biết bao người lính Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh xương máu để bảo vệ cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Vì vậy mà ngọn cờ vàng ba sọc đỏ được chọn là biểu tượng cho tự do, dân chủ và nhân quyền, cho những nguyện vọng, khát khao tốt đẹp của quốc gia, của dân tộc.
Sau này, lá cờ 3 sọc tiếp tục là quốc kỳ dưới thời Quốc gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).
Tranh cãi giữa cờ đỏ và cờ vàng
Suốt chiều dài lịch sử cho đến tận ngày nay, những tranh cãi xoay quanh 2 lá cờ quốc kỳ vẫn chưa có hồi kết. Một số cộng đồng, nhất là cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài, cho rằng cờ vàng ba sọc đỏ có xuất thân từ cờ quẻ Càn của vua Thành Thái, vị vua luôn gắn liền với tinh thần dân tộc, yêu nước và chống trả Pháp.
Ngược lại, với lá quốc kỳ cờ đỏ sao vàng ngày nay, họ cho rằng màu vàng của ngôi sao không đại diện cho người Việt da vàng, năm cánh sao cũng không phải đại diện cho sĩ – nông – công – thương – binh mà chỉ đơn giản được sao chép theo lá cờ của chủ nghĩa cộng sản.
Đương nhiên, những tư tưởng này không xác thực với hiện thực chiến thực chiến tranh mà đất nước Việt Nam đã trải qua. Sự thật là khi thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam lần nữa, bọn họ đã theo chân Phấp, chia súng chống lại Liên minh những người Việt Nam kháng Pháp (Việt Minh), giúp sức cho bọn ác tước đi quyền tự do của dân tộc Việt Nam.
Năm 1948, cờ vàng ba sọc đỏ được chọn làm quốc kỳ cho Quốc gia Việt Nam mà ai cũng biết đó chỉ là một chính phủ bù nhìn, làm tay sai cho thực dân Pháp.
Dưới lá cờ ấy, chúng đã chống lại phong trào kháng chiến của Việt Minh để bám gót Pháp. Khi Pháp thua, bọn họ lại tiếp tục sang làm tay sai cho Mỹ để chia cắt đất nước. Lúc đấy vẫn tiếp tục dùng cờ 3 sọc làm biểu tượng.
Trong mắt cộng đồng quốc tế, Việt Nam là gắn liền với hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng – quốc kỳ chính thức của ta. Còn khi nhắc tới cờ vàng ba sọc thì chỉ thấy những ký ức về một thời kỳ đen tối, hỗn loạn mà chính quyền tay sai “Việt Nam Cộng Hòa” đã gây ra với bao tội ác.
Một lá cờ không chính thống, một lá cờ đại diện của tay sai bán nước, chống lại những hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, phá hoại sự hòa bình ổn định của đất nước Việt Nam. Chúng không bao giờ có thể quay lại và được phép xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam, nó cũng nên tiêu vong ở những nơi khác.
Đến nay những tin tức và tranh cãi xuyên biên giới về những lá cờ này vẫn luôn thu hút nhiều sự chú ý của nhân dân Việt Nam. Hy vọng qua bài viết, bạn đã giải đáp được thắc mắc “cờ 3 sọc” là gì, cũng như hiểu được quá trình lịch sử, ý nghĩa thời đại của nó.