Thiết kế nội thất là một ngành khá hot và cũng là ngành “hái ra tiền” hiện nay. Vì vậy để có một sản phẩm thiết kế tỉ mỉ, đẹp, sang trọng thì những phần mềm thiết kế 3D phù hợp là điều cực kì quan trọng. Lựa chọn được một phần mềm thích hợp với công việc sẽ giúp xây dựng ý tưởng nhanh chóng. Ở đây Golist sẽ giới thiệu top 5 phần mềm thiết kế nội thất được sử dụng nhiều nhất cho cả những người chuyên và không chuyên trong ngành thiết kế nội thất 3D

Phần mềm  Chi phí Nền tảng hỗ trợ  Tính năng nổi bật 
3Ds Max  215$/tháng Windows Thường được các nhà thiết kế chuyên nghiệp sử dụng
Auto Desk Maya 215$/tháng Windows, MacOS Cung cấp một lượng lớn các đối tượng và hiệu ứng để làm việc
Blender Miễn phí Windows, MacOS Render video rất nhanh, thiết kế mô hình 3D sáng tạo
SketchUp 299$/năm Windows Dễ sử dụng, phù hợp với cả những người mới bắt đầu. 
AutoCad 1775$/năm Windows, MacOS, Android, iOS Cung cấp các bản vẽ có sẵn trong nhiều lĩnh vực khác nhau
TurboCAD 69.99$/phần mềm  Windows, MacOS.  Thiết kế 2D và 3D, xử lý các vật mẫu nhanh chóng
Autodesk Revit 320$/tháng Windows, MacOS.  Phần mềm chuyên dụng dành cho các kỹ sư xây dựng.

Autodesk 3Ds Max

Là cái tên nổi bật nhất trong làng thiết kế 2D – 3D và cũng là cái tên xuất hiện sớm nhất, không khó để có thể hiểu khi 3Ds Max là phần mềm được sử dụng nhiều nhất trong thiết kế nội thất cũng như các ngành thiết kế khác. Với nhiều tính năng hữu ích nhưng lại đơn giản và dễ dàng tìm hiểu học hỏi. 3Ds Max có thể nói là phần mềm được nhiều sinh viên hay những nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp sử dụng. Đây là phần mềm với nhiều công cụ giúp mô phỏng dựng hình nên nhìn có vẻ kas rối mắt người nhìn. Tuy nhiên để đánh giá phần mềm này thì đa số sẽ cho ý kiến là một phần mềm khá đơn giản nếu chú ý tìm hiểu. Hiện nay hầu hết các trung tâm tin học đều có các khóa dạy 3Ds Max chuyên nghiệp, đồng thời các tài liệu trên internet khá nhiều để mọi người có thể học tập tìm hiểu

Sketchup

Là một trong những phần mềm mặc định xuất hiện nhiều nhất trong máy tính làm việc của những nhà thiết kế chuyên nghiệp. Trước đây phần mềm này thường được gọi với cái tên Google Sketchup bởi vì đây là một phần mềm từng trực thuộc Google thời gian khá dài. Có thể nói đây là phần mềm khá là dễ sử dụng cho người vừa mới bắt đầu với những tính năng công cụ khá dễ dàng có thể giúp dựng hình một cách nhanh chóng nhất. Đồng thời có khá nhiều công cụ hỗ trợ từ bên thứ 3 ngày càng hoàn thiện. Có thể thấy điều này qua các bản nâng cấp của Sketchup trong những năm gần đây. Nhưng với những mô hình hóa phức tạp thì bề mặt render của Sketchup tỏ ra thua sút 3Ds Max khá nhiều khi hình ảnh thiếu sự mềm mại tinh tế. Tuy nhiên nếu so sánh về quá trình học tập dễ dàng thì Sketchup sẽ dễ dàng được tiếp cận hơn với những công cụ đơn giản

Revit

Autodesk có thể nói là một nhà độc quyền trong việc tạo ra các phần mềm thiết kế nội thất được sử dụng nhiều nhất khi trong top 5 phần mềm thiết kế nội thất thì đã chiếm mất 4 vị trí. Autodesk Revit không chỉ dành riêng cho các chuyên gia thiết kế nội thất mà đây còn là phần mềm giúp các chuyên gia sử dụng kỹ thuật số xây dựng các tòa nhà và mô hình phối hợp với nhau. Cụ thể Revit cho phép tạo ra mô hình các kế hoạch xây dựng với độ chính xác cao ngoài thực tế. Có thể nói đây là một công cụ cực kỳ thực tế cho các chuyên gia kỹ thuật

AutoCAD

AutoCAD có thể nói là một trong những phần mềm đời đầu trong ngành thiết kế, không chỉ được sử dụng trong ngành thiết kế nội thất xây dựng mà còn được sử dụng trong cả các ngành kỹ thuật điện – điện tử. Đây là phần tương đối khó học, khó sử dụng vì có nhiều công cụ lệnh thi hành. Tuy vậy đây vẫn là một phần mềm sử dụng phổ biến nhất trong các công ty xây dựng cũng như cá nhân kỹ sư, nhà thiết kế. CAD được xem như là phần mềm bố trí mặt bằng 2D chi tiết nhất. Nếu sử dụng thành thạo được CAD có thể sử dụng kết hợp các sản phẩm khác của Autodesk sẽ là bộ đôi hoàn hảo trong thiết kế xây dựng

Homestyler

Đây là phần mềm thiết kế tương đối đơn giản với thư viện đầy đủ những thứ bạn cần trong thiết kế nội thất. Giao diện của Homstyler khá đơn giản không phức tạp như các phần mềm khác nêu bên trên. Tuy nhiên phần mềm này hiện vẫn chưa được sử dụng phổ biến tại cộng đồng thiết kế Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *