Mỗi khi tìm việc, bạn thường hay thấy những tin tức tuyển cấp Senior, ví dụ như: Senior Content Marketing, Senior Customer Service, Senior Accountant… Nhưng bạn chưa biết cấp Senior là gì, khác như thế nào với những cấp junior, fresher, hay manager,… Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về cấp Senior và những yêu cầu, kỹ năng cần có để đạt được cấp Senior trong bước đường sự nghiệp của bạn.

Định nghĩa senior là gì?

Senior được dịch là cấp cao. Những người được gọi là Senior là những cá nhân đã có kinh nghiệm dày dặn và trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực đó. Thông thường, những cá nhân đi làm từ 4-5 năm sẽ được gọi là Senior. Đó là với trường hợp, trong 3-5 năm làm việc, họ đã tích lũy được những kinh nghiệm, trải qua nhiều khó khăn họ luôn tìm được cách khắc phục và giải quyết, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo ra những cái mới để mang lại hiệu quả cao cho công việc.

Có những trường hợp, với số thời gian 3-5 năm đi làm chỉ làm những công việc lặt vặt, không chủ động trau dồi kiến thức thì cũng không được gọi là Senior, vẫn còn ở mức Junior. Ở mỗi công ty, có nhiều cấp bậc khác nhau, cấp senior khác nhau, tuỳ thuộc vào năng lực và trình độ mà sẽ được phân thành những cấp bậc khác nhau.

Những kỹ năng cơ bản của senior là gì?

Ngoài trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, để đạt được cấp bậc Senior, cá nhân đó phải có được những kỹ năng tất yếu. Vậy kỹ năng cần phải có của một senior là gì, sẽ được giải đáp sau đây:

Kỹ năng lãnh đạo

Để trở thành một senior, bạn tất nhiên phải có kỹ năng tổ chức lãnh đạo. Bạn phải lập kế hoạch theo quý, tháng, như thế nào, lãnh đạo và giao công việc cho những người trong team và quản lý tốt những người cấp dưới. Ngoài chuyên môn giỏi thì kỹ năng lãnh đạo sẽ góp phần giúp con đường sự nghiệp của bạn và đội nhóm của mình được thăng tiến hơn.

Kỹ năng làm việc nhóm

Dù bạn ở cấp nào thì kỹ năng này rất quan trọng. Bạn có thể làm việc tốt, có tư duy công việc, nhưng bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc nếu bạn thiếu kỹ năng làm việc nhóm. Với cấp Senior, bạn cần biết làm việc cùng nhóm, sẵn sàng góp ý, hỗ trợ mọi người để tất cả cùng nhau phát triển và xuất sắc hơn. Như ông bà ta có câu: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Kỹ năng giao tiếp

  • Với cấp độ Senior thì kỹ năng giao tiếp rất cần thiết, bởi vì bạn phải luôn giao tiếp và kết nối mọi người với nhau.
  • Với những người mới vào nhận việc, bạn cần có kỹ năng giao tiếp để hướng dẫn cho những người mới vào làm.
  • Với những cá nhân trong đội của mình, bạn cần có kỹ năng giao tiếp để giúp mối quan hệ trong nhóm luôn tốt đẹp và hoàn thành các công việc tốt hơn.
  • Với đối tác, bạn cần có kỹ năng giao tiếp để hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ trình bày quan điểm, truyền tải được ý tưởng, tránh những hiểu lầm không đáng có.

Lời kết:

Như vậy, để đạt được cấp Senior,  bạn cần có những kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Nhưng dù ở vị trí nào, cấp độ nào trong công việc, chúng ta phải luôn học hỏi, tìm tòi cái mới và luôn trau dồi kiến thức mỗi ngày.  Nếu không chịu cập nhật và trau dồi kiến thức mới, bạn sẽ nhanh chóng bị đào thải trong cuộc sống hiện đại, liên tục thay đổi như hiện nay. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *