Trong công việc, bạn luôn có tinh thần hăng hái và ý chí tiến thủ. Đấy là yếu tố mà một cơ quan, công ty hay doanh nghiệp cần ở bạn. Vậy yếu tố nào khiến người khác nhận ra được sự tích cực của bạn, đó là thái độ làm việc. Vậy thái độ làm việc là gì? Liệu đây có phải là chìa khóa mở ra sự thành công của bạn.
Table of Contents
Thái độ làm việc là gì?
Định nghĩa thái độ làm việc là gì có thể được miêu tả bằng sự tận tâm, nghiêm túc, chuyên nghiệp cũng như cách ứng phó, xử lý tình huống của bạn trong công việc.
Thái độ làm việc của bạn chính là những thể hiện của bạn để chứng minh cho đối phương, đối tác sự cầu tiến, tính chuyên nghiệp của bạn. Một thái độ làm việc tốt sẽ giúp bạn được bạn bè, đồng nghiệp và cấp trên đánh giá cao. Từ đó mở ra cho bạn rất nhiều cơ hội hơn nữa trong công việc, sự nghiệp và mở rộng các mối quan hệ.
Khi bạn luôn giữ thái độ làm việc chuyên nghiệp, bất kể trong các tình huống bất lợi, thì trong mắt người khác bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn. Bạn càng có thái độ làm việc nghiêm túc thì bạn có thể càng có nhiều khả năng nhận được những cơ hội tốt, mở ra những cánh cửa tốt trong công việc và sự nghiệp. Vậy nên chính thái độ làm việc là một trong những yếu tố mang đến cho bạn cơ hội thành công.
Tầm quan trọng của thái độ làm việc đối với sự thành công
Nhiều nghiên cứu cho thấy, người có thái độ làm việc chuyên nghiệp và nghiêm túc có nhiều lợi ích lớn và dễ dàng thành công hơn trong công việc. Đồng thời, với thái độ làm việc tích cực có thể biến những bất lợi thành cơ hội tốt.
Dưới đây là một số lợi ích mà một thái độ làm việc tốt sẽ mang đến cho bạn:
Sự thành công trên con đường sự nghiệp
Thái độ làm việc tích cực sẽ giúp nhân viên có thể sáng tạo công việc, tìm được cách giải quyết, hoàn thành được những công việc một cách hiệu quả nhất. Từ đó hiệu quả, năng suất công việc cũng được nâng lên đáng kể, những thành tựu, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm việc sẽ tăng lên rất nhiều.
Tiềm năng được đề cử vị trí lãnh đạo
Nếu bạn là một người có thái độ tích cực, cầu thị và khiến người khác tin tưởng trong công việc, bạn đang tự biến mình thành một ứng viên vô cùng thích hợp cho vai trò lãnh đạo. Chắc hẳn giữa hai người có kinh nghiệm làm việc và năng lực ngang nhau, cấp trên có xu hướng dành tín nhiệm nhiều hơn cho người có thể duy trì thái độ phù hợp kể cả trong những tình huống căng thẳng.
Làm việc nhóm hiệu quả hơn
Trong một tập thể, người có thái độ làm việc tích cực chiếm số đông hoặc có tính ảnh hưởng lớn sẽ giúp xây dựng đội ngũ hiệu quả. Tại đây các thành viên sẽ đoàn kết và xây dựng được các mục tiêu chung trong công việc, thúc đẩy nhanh quá trình xử lý công việc.
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng
Bạn làm việc trực tiếp với khách hàng với một thái độ tích cực và chuyên nghiệp thì mối quan hệ giữa bạn và khách sẽ càng ngày càng gắn bó. Khách hàng thích những người lạc quan, niềm nở và có thái độ phù hợp.
Những chỉ số đánh giá thái độ làm việc tốt của một nhân viên
Chúng ta đã nắm được một thái độ làm việc là gì thông qua những chia sẻ phía trên. Vậy làm sao nhận thấy được đây có phải là thái độ làm việc tốt, chuyên nghiệp. Có tiêu chí, chỉ số nào để đánh giá thái độ làm việc của nhân viên hay không? Bạn có thể nhìn vào những thái độ sau đây:
Chỉ số tuân thủ mệnh lệnh cấp trên
Thể hiện sự tự giác và tập trung vào thực hiện các mệnh lệnh được cấp trên giao cho của người nhân viên. Đồng thời, nó cũng thể hiện mức độ tuân thủ của người nhân viên đối với nội quy, quy định, quy trình làm việc của công ty.
Chủ động trong công việc
Sự chuyên nghiệp trong thái độ làm việc của bạn sẽ thể hiện qua việc lập kế hoạch cho bản thân và lập kế hoạch cho công việc chung.
Sự hợp tác trong công việc
Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng không thế thiếu trong xã hội hiện nay. Hợp tác để công việc được hoàn thành tốt hơn.
Sự trung thực trong công việc
Bạn cần có thái độ làm việc trung thực, luôn luôn nhận trách nhiệm của bản thân và không đổ lỗi.
Khả năng học hỏi và tự phát triển
Để biết thêm kiến thức kỹ năng về lĩnh vực mình đang làm việc, nhân sự cần có sự chủ động, khả năng tự tìm tòi và học hỏi những điều hay, kiến thức mới. Việc học hỏi giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn và để hoàn thành công việc tốt hơn với hiệu suất tốt hơn.
Bên cạnh đó, còn cần đánh giá thái độ làm việc của nhân viên còn dựa theo một số tiêu chí khác như:
- Tôn trọng đối phương: Dù đó là cấp trên, đồng nghiệp hay cấp dưới của bạn thì sự tôn trọng phải luôn luôn có.
- Giữ được ngọn lửa đam mê làm việc. Để làm được điều này, bạn cần phải đam mê công việc của mình, cảm phục với người lãnh đạo, mức độ thỏa mãn công việc,…
Một số mẹo để bạn luôn giữ được thái độ làm việc tốt
Đôi khi trong cuộc sống, bạn sẽ có lúc cảm thấy chán chường và trở nên cáu gắt. Hay đôi khi có những tình huống trong công việc làm bạn khó chịu. Khi đó bạn có thể thể hiện một thái độ làm việc không tốt. Những lúc đó bạn nên:
- Chấn an lại tinh thần của mình và nhắc nhở bản thân thái độ làm việc là gì, và những gì một thái độ làm việc tồi có thể hại bạn như thế nào. Bạn có thể tạm ngừng công việc để lấy lại tinh thần và quay lại suy nghĩ cách giải quyết tốt nhất.
- Chủ động trong công việc.
- Giữ thái độ và tinh thần làm việc lạc quan, đặc biệt là hãy luôn luôn để mọi người thấy được nụ cười của mình. Những nhân viên có thái độ làm việc tích cực sẽ có những
Như vậy sự thành công của bạn sẽ phụ thuộc một phần lớn vào thái độ làm việc của bạn. Hãy luôn giữ được thái độ làm việc tích cực, nghiêm túc và chuyên nghiệp, cơ hội sẽ đến với bạn.