Table of Contents
Marketing là gì? Chuyên ngành đào tạo của marketing
Marketing không phải là tiếp thị sản phẩm, không phải là quảng bá hình ảnh. Marketing không gói gọi trong một tiêu chuẩn gọi là “tiếp thi” nhưng nó là một quá trình liên kết với nhau nhằm tạo ra, trao đổi và truyền tải các giá trị đến các khách hàng từ đó quản lý các mối quan hệ bằng nhiều cách khác nhau để tạo ra lợi nhuận tối ưu nhất cho các “cổ đông”. Hay nói cách khác marketing là quá trình nghiên cứu, đánh giá, định vị thị trường để tiến tới trao đổi, giao dịch và cuối cùng chính là kiểm soát những giá trị được tạo ra
Marketing đề cập đến những gì?
Muốn thành công trong việc kinh doanh thì các doanh nghiệp buộc phải nắm rõ các yếu tố của thị trường bao gồm tất cả những gì liên quan đến khách hàng, sản phẩm, nhu cầu, chi phí, lợi ích,…Và đó chính là những thứ mà marketing sẽ cung cấp
- Khách hàng (customers)
– Điều kiện cốt lõi của việc kinh doanh chính là khách hàng, giao dịch chỉ xảy ra khi có ít nhất hai bên thành phần tham gia. Lượng giao dịch sẽ càng nhiều khi thành phần tham gia càng lớn
- Nhu cầu của thị trường (needs of customers)
– Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp. Tư duy chiến lược của marketing chính là nắm bắt được những nhu cầu đó của khách hàng. Từ đó thiết lập được các mối liên hệ thích ứng giữa sản phẩm và khách hàng, gợi lên sự quan tâm và kích thích ham muốn mua sản phẩm
– Marketing không tạo ra nhu cầu mà nó tồn tại khách quan. Vì vậy người làm marketing chính là tạo ra những sản phẩm đáp ứng thích hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Sản phẩm càng đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng thì marketing càng được đánh giá thành công
- Sản phẩm (Product): Mỗi bên phải có một thứ gì đó có giá trị đối với bên kia
– Từ những nhu cầu của khách hàng mà tạo ra sản phẩm. Bất kỳ sản phẩm nào có thể thu hút được sự chú ý, tiếp nhận của khách hàng thì đều có thể đưa ra thị trường.
– Sản phẩm không chỉ đơn giản bao gồm vật thể, vật chất mà nó bao quát cả tinh thần, ý tưởng, tò mò, ham muốn, vị trí, hoạt động, liên hệ, thông tin,…bất kỳ thứ gì có thể thõa mãn nhu cầu của con người đều có thể xem là sản phẩm.
- Lợi ích (Benefit) : Hai bên đều phải có khả năng trao đổi, truyền tải
– Số lượng giao dịch sẽ phụ thuộc vào sự tối đa hóa nhu cầu khi khách hàng tiêu thụ sản phẩm đó. Tức là sản phẩm càng mang tới nhiều lợi ích cho khách hàng thì giao dịch sẽ xảy ra càng nhiều
– Ngoài lợi ích của sản phẩm thì các dịch vụ kèm theo như giá cả, hậu mãi, chất lượng,…sẽ mang đến uy tín và hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp
- Chi phí (Cost)
– Đánh giá chi phí dựa trên chi phí khách hàng bỏ ra để có được sản phẩm. Và người bán bán được sản phẩm của mình phải chú ý sự hài lòng và trông đợi vào sản phẩm của khách hàng
- Trao đổi và giao dịch (Exchange and transaction): Mỗi bên được tự do trong việc chấp thuận hay từ chối sự trao đổi.
– Khi hai bên đồng ý thỏa thuận trao đổi và đạt được những điều kiện thích hợp thỏa mãn đôi bên. Bước kế đến sẽ là thực hiện giao dịch. Giao dịch chính là sự trao đổi giá trị giữa hai hay nhiều phía
– Đối với doanh nghiệp thì sự thõa mãn của khách hàng chính là mục tiêu của nghề nghiệp marketing. Từ đó đạt được sự tăng trưởng cao trong ngành nghề kinh doanh
– Trao đổi giao dịch phải thõa mãn được các điều kiện sau:
Có ít nhất 2 bên thành phần tham gia.
Mỗi bên phải có một thứ gì đó có giá trị đối với bên kia.
Mỗi bên đều có khả năng trao đổi và truyền tải.
Mỗi bên được tự do trong việc chấp thuận hay từ chối sự trao đổi.
Mỗi bên tin tưởng rằng có sự hợp lý và mong muốn khi thương lượng với bên kia
- Thị trường (Market)
– Thị trường chính là tập hợp những người mua hiện tại hay bao quát cả những khách hàng tiềm năng
– Quy mô của thị trường phụ thuộc vào sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của bao nhiêu người
Các ngành đào tạo chuyên môn của marketing?
– Marketing đào tạo các môn học chuyên ngành: Quản trị bán hàng, Quản trị marketing, Quảng trị thương hiệu, Truyền thông marketing, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược giá và phân phối, Chiến lược sản phẩm, Quảng cáo và khuyến mãi, marketing dịch vụ, marketing quốc tế, PR…. và nhiều môn học khác
– Chuyên ngành đào tạo marketing sẽ giúp nắm bắt được hành vi tâm lý khách hàng, Các nhu cầu của khách hàng, Nhạy bén hơn trong việc nhận biết thách thức và cơ hội trước đối thủ cạnh tranh của mình, hoạch định được những chiến lược quảng bá thương hiệu cũng như phát triển sản phẩm…
Top 3 trường đào tạo marketing tốt nhất tại tp.hcm
- Trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM)
- Trường Đại học Kinh tế – Tài chính (UEF)
- Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (UEH)